Kỹ thuật bơi bướm

 


HƯỚNG DẪN CÁCH GIẢNG DẠY KỸ THUẬT BƠI BƯỚM

I. Động tác thân người và động tác chân:



1. Bài tập trên cạn:

Đứng tại chỗ, hai tay duỗi thẳng lên trên, tập động tác ưỡn bụng, gập gối, nâng mông, duỗi gối (động tác uốn sóng). Lúc đầu, có thể tập từng phần riêng lẻ, sau đó mới phối hợp hoàn chỉnh.

2. Bài tập dưới nước:
- Sau khi lướt nước, trước hết tập đập chân kiểu trườn sấp, sau đó chuyển hai chân khép song song tập đập chân bơi bướm, lưng thả lỏng.

- Lướt nước, tập động tác uốn sóng. Khi mới tập, biên độ động tác có thể nhỏ một chút

II. Động tác tay và phối hợp tay với thở:


1. Bài tập bắt trước trên cạn:

- Động tác tay: Đứng hơi ngả người về phía trước, tập quạt tay bướm. Chú ý đường quạt nước và động tác quay vai.

- Phối hợp tay và thở: Bài tập giống như trên nhưng phối hợp với thở. Khi đẩy nước thì ngẩng đầu hít vào, cúi đầu trước, vung tay sau.

2. Bài tập dưới nước:
- Tập các bài tập giống như trên cạn nhưng ở chỗ nước nông để thể nghiệm đừng quạt tay và tác dụng đẩy của quạt tay đối với cơ thể.

- Tập quạt tay kèm theo nhảy về trước: Giống như bài tập trên, nhưng cùng lúc với quạt quạt tay ra sau, hai chân đạp đáy bể, làm cho cơ thể nhô lên cao và lao về trước. Lúc này ngẩng đầu thở vào, sau đó cúi đầu, hai tay vung lên không và về trước. Hai tay vào nước ở trước vai, sau đó co chân đứng lên và tiếp tục chu kỳ sau.

III. Động tác phối hợp hoàn chỉnh:
1. Bài tập bắt trước trên cạn:

Đứng một chân, chân kia duỗi thẳng ra sau, thân người ngả ra trước. Khi hai tay vung ra trước “vào nước”, chân duỗi thẳng phía sau đập chân lần thứ nhất, hai tay quạt ra phía sau đến ngang bụng thì đập chân lần thứ hai. Sau khi đã nắm vững động tác trên thi phối hợp với động tác hít thở.

2. Bài tập trong nước:
- Nhẩm đếm đập châo một số lêan thì quạt tay một lần.
- Sau khi nắm được động tác trên thì dần chuyển sang phối hợp đập chân hai lần, quạt tay một lần. Chú ý phối hợp nhịp điệu tay chân
- Bài tập giống trên, nhưng phối hợp với động tác thở. Lúc đầu cứ làm 2 – 3 động tác phối hợp chân mới thở một lần, sau đó chuyển sang cứ một lần quạt tay thở một lần.
- Khi đã sơ bộ nắm được động tác phối hợp hoàn chỉnh thì có thể tăng dần cự ly.



IV. Những điểm cần chú ý khi dạy bơi bướm:

1. Động tác thở trong bơi bướm giống động tác thở trong bơi ếch, còn động tác tay gần giống với bơi trườn sấp, chỉ khác là khi bơi bướm, hai tay cùng quạt một lúc. Vì vậy, học sinh đã biết bơi trườn sấp và bơi ếch thì học bơi bướm sẽ có nhiều thuận lợi.
2. Khi dạy động tác uốn sóng cần chú ý phát lực từ lưng bụng, kéo theo động tác đùi và chân. Khi luyện tập yêu cầu tay và đầu không cần lăng lên xuống. Có thể nằm nghiêng, nằm ngửa trong nước tập đập chân, uốn sóng.
Khi dạy động tác phối hợp hoàn chỉnh, cần nhấn mạnh thời cơ phối hợp. Chú ý tay vào nước không nên vội vàng quạt nước ngay mà chờ sau khi vươn thẳng về trước mới quạt tay ra sau.
Khi tay và chân phối hợp tốt rồi, mới học thêm động tác thở và phối hợp hoàn chỉnh. Lúc này cần nhấn mạnh thời cơ thở. Yêu cầu phối hợp thở sớm, đồng thời chú ý khi tay vào nước, tay và đầu phải vươn về trước, không nên chìm xuống. Sau khi đã nắm vững cơ bản động tác trên, cần phải nhấn mạnh dùng sức lưng bụng. Yêu cầu khi tay vào nước cần nâng mông, mông giữ ở vị trí tương đối cao.
3. Dạy kỹ thuật phối hợp 2:1:1, tức là mỗi lần quạt tay đều thở, chú ý thở nhịp nhàng (2 chu kỳ chân, 2 chu kỳ tay, 1 chu kỳ thở).
Những sai lầm thường mắc trong dạy bơi bướm và phương pháp sửa chữa:
Phần động tác Sai lầm thường mắc Nguyên nhân Phương pháp sửa chữa
Thân người và chân Gập hông đập chân hoặc không có động tác uốn sóng 1. Khái niệm không rõ ràng.
2. Hóp bụng đập chân. 1. Giảng giải và làm mẫu lại để làm rõ yếu lĩnh.
2. Chuyển từ đập chân trườn sấp ngang sang hai chân cùng đập chân bướm.
3. Trên cơ sở bài tập yêu cầu thân có động tác uốn sóng.
Cẳng chân co duỗi để đập nước Thân không tham gia động tác, chỉ dùng lực cẳng chân để đập nước. Yêu cầu cẳng chân duỗi thẳng tự nhiên, thân tham gia vào động tác. Cần tập theo thứ tự: ưỡn, gập, nâng duỗi.

Tay, đầu vai nhấp nhô lên xuống quá nhiều
1. Khái niệm động tác không rõ.
2. Thân chưa biết tạo sóng. Giảng giải và làm mẫu lại để làm rõ khái niệm. Yêu cầu đầu, tay, vai tương đối cố định. Lưng bụng dùng sức kéo theo đùi và cẳng chân làm động tác uốn sóng.
Tay Sau khi tay quạt nước khó rút và vung tay
 1. Sau khi quạt tay, bàn tay hướng hất nước lên.
2. Đẩy nước cuối cùng không có sức hoặc bi dừng.
3. Khi vung tay đẩu ngẩng quá cao. Yêu cầu khi đẩy nước, lòng bàn tay hướng ra sau, đẩy nước nhanh, đồng thời lợi dụng quán tinh để nâng cao khuỷu, quay vai, vung tay về trước và cúi đầu trước rồi vung tay sau.
Quạt nước thẳng tay - Khái niệm động tác không rõ ràng.
- Quạt vội đẩy nước quá.
1. Giảng giải và làm mẫu lại để làm rõ khái niệm.
2. Quạt nước cao khuỷu, gập khuỷu> Trước khi kéo nước, sau đẩy nước.
Phối hợp Phối hợp tay chân rời rạc. Đập chân lần thứ hai quá sớm hoặc tay dừng ở phía trước quá lâu. Chưa nắm được nhịp điệu phối hợp.
1. Tăng cường tập mô phỏng trên cạn để hiểu động tác hơn.
2. Nhấn mạnh tay vào nước, đập chân lần thứ nhất, tay vào nước xong thì vươn về trước để ôm nước đồng thời tiến hành đập chân lần hai.
Cẳng chân khi đập nước, thân người không có động tác uốn sóng. Khi tay vào nước. không tích cực cúi đầu, nâng mông.
1. Giảng giải và làm mẫu lại để làm rõ yếu lĩnh.
2. Khi tay vào nước cần cúi đầu, nâng mông, đùi thì đưa lên, đầu gối thẳng.

Nhận xét