Các nguyên tắc chung khi dạy bơi


1. Ba (03) nguyên tắc chung khi tổ chức dạy bơi:

- Nguyên tắc an toàn: Sự an toàn đối với học viên là nhăn tố quan trọng nhất trong mọi tình huống giảng dạy bơi lội.

- Nguyên tắc lấy việc học là ưu tiên: tạo ra các hoàn cảnh để học viên học tốt nhât. Điêu đó có nghĩa ỉà HDV phải hiêu rõ các học viên và cách thức làm thế nào việc học có thể diễn ra

Nguyên tắc tôn trọng sự khác biệt và tận dụng sự tương đồng của các cá nhân (cá biệt hóa và phân nhỏm): Mặc đù sự khác biệt giữa các cá nhân thường được nhân mạnh (lý thuyêt tương đối của Albert Einstein: mỗi cá nhân là duy nhất),

nhưng trong thực tế sự tương đồng giữa các nhóm học viên mới làm cho việc dạy/huấn luyện theo nhóm trở thành một giải pháp thực tế.

2. Mười (10) nguyên tắc chung khi đứng lớp dạy bơi


1. Chương trình khung chỉ là cơ sở cho việc định hướng giáo án từng buổi học. HDV vân phải xem xét sự tiến bộ về kỹ năng của học viên như một yếu tổ chủ đạo khi xây dựng kế hoạch cho từng buổi học cụ thể. Các mục tiêu của từng buối học phải: Thực tế + Thích hợp + Vừa phải

"Đừng nên lập mục tiêu quá cao! ”

2. Luôn luôn giữ lớp trong tầm kiểm soát. ,

3. Cứng rắn, nhưng ÂN CẦN và KIÊN NHẪN.

4. Thiết lập kỷ luật ngay từ đầu. Kỷ luật là điềucần thiết để đảm bảo an toàn vàtạo ra môi trường học tập tốt đẹp. Khi ở dưới nước, lớp phải học cách đứng/ngôi im, nhìn vào HDV và yên lặng khi HDV giải thích.

5. Khuyến khích thật nhiều. Luôn luôn tích cực. Đảm bảo học viên kết thúc buổi tập được nhận xét tốt.

6. Thể hiện sự nhiệt tình trong giảng dạy.

7. Phát triển các kỹ năng theo trình tự

8. Lập lại tất cả các bài tập kỹ thuật là cực kỳ quan trọng.

9. Không cho phép học viên đeo những vật sắc nhọn vì lý do sức khỏe và an toàn.

10.Sử dụng đúng chức năng các dụng cụ bổ trợ giảng dạy.

3. Mười (10) kỹ năng sư phạm khi dạy bơi.

1. Đúng giờ khi bắt đầu và kết thúc.

2. Đứng ở vị trí để có thể dễ dàng quan sát mọi người trong lớp và mọi người có thể nhìn thấy mình.

3. Đừng cô gắng hò hét để mọi người nghe mình. Hãy đợi lớp yên lặng mới tiếp tục nói. Nếu cần thiết có thể đến gần học viên hơn.

4. Yêu cầu học viên tập trung chú ý và thực hiện ngay các chỉ dẫn.

5. Khi giảng dạy các kỹ năng mới, chú ý trực tiếp vào những điểm chính trước tiên.

6. Đừng nói quá nhiều về một hoạt động nào đó. Học viên rất khó nhớ nhiều thứ cùng một lúc.

7. Dùng ký hiệu thị giác như 1 công cụ giảng dạy hổ trợ cho việc lập lại các kỹ năng.

8. Áp dụng một cách cứng rắn bất cứ quy định nào nếu thấy cần thiết (tuy nhiên, càng ít quy định càng tốt).

9. Chọn các hoạt động bơi có thể tối đa hóasự thamgia của ngườihọc (họcviênđứng lâu dễ bị lạnh và dễ bị phân tâm).

10. Đánh giá học viên là một nhân tố quan trọngđểtạo mộtchươngtrìnhthăngtiến. .

4. Trình tự giảng dạy kỹ năng dưới nước


· Thị phạm và giải thích cơ chế động tác, bao gồm các bộ phận cấu thành của nó. Việc thị phạm phải làm chậm rãi và lập lại nhiều lần.

· Hướng dẫn các động tác riêng lẻ hoặc toàn bộ động tác.

· Thị phạm kỹ năng trên cạn, nếu có thể.

· Cho người học tập luỵện các bài tập trên cạn trước, nếu được. Tùy vào kỹ năng, người học có thể đứng, ngồi ở thành hồ, hoặc nằm xuống.

· Thị phạm kỹ năng dưới nước. Đối với động tác phức tạp, thực hiện nóriêng lẻ từng phần.

· Cho học viên thực hành kỹ năng dưới nước. Người học có thể được mang phao, bạn cùng nhóm hỗ trợ, hay các dụng cụ nổi khác nếu cần thiết.



· Thị phạm kỹ năng và giải thích cơ chế của nó một lần nữa.

Nhận xét