XỬ LÝ RÊU TẢO BỂ BƠI.



1. XỬ LÝ RÊU TẢO THEO PHƯƠNG PHÁP SOCK IT
Để đảm bảo cho rêu tảo không phát triển thì hàng tuần phải xử lý bể theo phương pháp khử trùng mạnh bằng Clo. Lượng Clo đưa vào bể phải đạt liều lượng là 200g/10m3. Do đó tổng lượng Clo đưa vào bể cho mỗi lần xử lý là 0,2kg´250=50kg.

2. ĐƯA BỂ VÀO HOẠT ĐỘNG.


Vì nhiều lý do khác nhau, bể bơi có thể bị đóng cửa nên khi cần hoạt động trở lại cần thực hiện các bước sau:
Khởi động lại hệ thống lọc và bơm.
Sử dụng vợt để lấy hết rác rưởi, cây que có trong bể. Cọ rửa thành và đáy bể, thêm nước vào bể cho đầy. Chạy hệ thống bơm và kiểm tra hệ thống thu nước tràn, thu đáy bể và các vòi đưa nước vào bể xem có hoạt động tốt không. Nếu tất cả làm việc tốt thì cho làm việc ở chế độ rửa bể và hút hết bẩn ở đáy bể.
Thay mới toàn bộ nước bể theo hướng dẫn vận hành.
Cho chạy hệ thống lọc. Sau khi hệ thống lọc chạy vài tiếng kiểm tra xem chất lượng nước, chỉnh pH; kiềm. Chỉnh lại mực nước, chỉnh lại pH cho đúng từ 7,2 đến 7,6; tăng PH bằng cách thêm Soda vào nước, giảm pH bằng cho Sodiumbisulfate vào.
Cho clo vào bể, chạy vài tiếng điều chỉnh lượng chlor dư đến mức tiêu chuẩn (1-3 mg/l).

3. ĐÓNG CỬA BỂ BƠI.
Khi cần đóng cửa bể bơi hoặc không sử dụng dài ngày cần làm các thủ tục sau:
- Chỉnh PH đến mực 7,2 ÷ 7,4
- Cho lượng chlor lớn vào bể (sử dụng SOCK IT), sau khi cho lượng chlor trên vào chạy hệ thống lọc 24 ÷ 48h hút hết bẩn ở đáy bể, hạ thấp mực nước bể và tắt bơm cùng fin lọc, xả nước fin lọc + bơm.
Đóng kín cửa và hạn chế các tác động từ bên ngoài.

Nhận xét